UNG THƯ PHỔI VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ
Ung thư phổi là căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng tới tính mạng, nhưng nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì bệnh hoàn toàn có khả năng chữa khỏi. Để hiểu hơn về cách chữa trị và phòng tái phát ung thư phổi mời bạn đọc lời giải đáp của 15 câu hỏi dưới đây.
Bạn đang xem: Ung thư phổi và cách điều trị
1. Ung thư phổi có những dấu hiệu, triệu trứng điển hình nào?
Căn bệnh này phát triển âm ỉ, thầm lặng, rất ít triệu chứng trong giai đoạn sớm. Khi tình cờ phát hiện, thậm chí giai đoạn muộn mới phát hiện bị bệnh ung thư phổi khi khối u đã lớn gây chèn ép, hoặc di căn xa tạo ra những biểu hiện rõ rệt.
Bệnh xuất hiện nhiều triệu chứng điển hình liên quan đến đường hô hấp, các triệu chứng gây ra do khối u chèn ép,… gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh.
2. Ung thư phổi có mấy giai đoạn?
Dựa vào dấu hiệu lâm sàng, ung thư phổi được chia làm hai loại là ung thư phổi tế bào nhỏ (SCLC) và ung thư phổi không phải tế bào nhỏ (NSCLC). Hai loại này cũng được phân chia các giai đoạn khác nhau.
Ung thư phổi tế bào nhỏ
Đây là dạng ung thư có tiên lượng rất xấu, tiến triển nhanh và nguy hiểm, được chia thành 2 giai đoạn:
Giai đoạn khu trú một bên lồng ngực. Giai đoạn lan trànUng thư phổi không phải tế bào nhỏ
Ung thư phổi không phải tế bào nhỏ chia làm 4 giai đoạn theo mức độ nghiêm trọng dần, trong đó các giai đoạn I, II và III đều được chia làm 2 giai đoạn nhỏ là A và B.
Giai đoạn IA: khối u kích thước không quá 3cm Giai đoạn IB: Khối u có kích thước từ > 3cm đến ≤7cm hoặc xâm lấn vào màng phổi tạng, tổn thương tại phế quản gốc nhưng cách carina ≥ 2cm, xẹp phổi/ viêm phổi tắc nghẽn lan đến rốn phổi nhưng không tổn thương toàn bộ phổi. Giai đoạn IIA: khối u kích thước nhỏ tương tự giai đoạn IA nhưng đã có di căn hạch lympho quanh phế quản hoặc rốn phổi cùng bên, có thể có biểu hiện xâm lấn. Giai đoạn IIB: kích thước khối u trên 7 cm hoặc nhỏ hơn (từ trên 3cm đến dưới 7cm) nhưng có di căn hạch lympho quanh phế quản hoặc rốn phổi cùng bên, có thể có biểu hiện xâm lấn Giai đoạn IIIA: kích thước khối u trên 7cm và có di căn hạch lympho quanh phế quản hoặc rốn phổi cùng bên, có thể có biểu hiện xâm lấn hoặc kích thước nhỏ dưới 7 nhưng đã di căn hạch lympho trung thất và/hoặc dưới carina. Giai đoạn IIIB: Khối u xâm lấn rộng các vùng xung quanh, vào tim, mạch máu lớn, khí quản, thực quản, thần kinh quặt ngược, thân đốt sống hoặc carina, hoặc có u khác ở thùy khác cùng bên, hoặc di căn vào hạch lympho trung thất đối bên, hạch rốn phổi đối bên, hạch cơ bậc thang cùng hoặc đối bên, hoặc hạch lympho thƣợng đòn. Giai đoạn IV: Khối u đã có di căn xa.3. Ung thư phổi có chữa khỏi được không?
Đây là băn khoăn của rất nhiều bệnh nhân khi mắc phải ung thư phổi. Việc có thể chữa khỏi hay không hay thời gian sống kéo dài bao nhiêu sẽ phụ thuộc vào từng giai đoạn.

Ung thư phổi có chữa khỏi được không sẽ phụ thuộc và từng giai đoạn bệnh
Giai đoạn 0: đây là giai đoạn tiền lâm sàng và cũng lành tính nhất của bệnh này. Lúc này, các tế bào ung thư chỉ tồn tại bên trong phổi, và có thể được chữa khỏi hoàn toàn nếu được chữa trị tích cực. Giai đoạn 1: Đây là giai đoạn mà tế bào ung thư không chỉ xuất hiện bên trong phổi, mà còn xuất hiện ở các khu vực có tế bào bình thường xung quanh. Tỉ lệ sống trong 5 năm là 50-70% Giai đoạn 2: Khi tế bào ung thư đã lan sang các hạch bạch huyết ở các vùng lân cân. Thời gian sống của người bệnh kéo dài hơn 5 năm sẽ là 30% Giai đoạn 3: Các tế bào ung thư đã lan sang thành ngực, cơ hoành, các cơ quan lân cận, mạch máu, bạch huyết trung thất… Với giai đoạn này, người bệnh chỉ có cơ hội 5-15% tiếp tục sống qua 5 năm Giai đoạn 4: Lúc này các tế bào ung thư đã lan sang các bộ phận ở xa cơ thể. Lúc này gần như người bệnh không thể sống quá 5 năm .Thời gian sống trung bình còn lại từ 3-8 tháng.4. Chữa bệnh ung thư phổi như nào?
Tùy thuộc vào loại ung thư phổi, giai đoạn bệnh, thể trạng của người bệnh,…. Người bệnh có thể chữa ung thư phổi theo nhiều cách khác nhau.
Hiện nay, có 3 cách được sử dụng để chữa bệnh ung thư phổi bao gồm:
Điều trị theo y học hiện đại: Điều trị ung thư phổi hiện nay chủ yếu là phẫu thuật, xạ trị, hóa trị, can thiệp mạch chọn lọc…đơn thuần hoặc kết hợp các phương pháp với nhau. Điều trị theo đông y, thuốc nam: Bệnh nhân chữa trị theo Đông y có thể được áp dụng, tuy nhiên cần tham khảo ý kiến bác sĩ. Thông thường, Đông y hay các bài thuốc Nam là phương án hỗ trợ, góp phần nâng cao thể chất cho cơ thể, đặc biệt là giai đoạn hồi phục cho mỗi đợt điều trị. Đặc biệt khi mắc ung thư phổi giai đoạn muộn, nhiều bênh nhân lựa chọn sử dụng phương pháp này với mục đích nâng cao chất lượng cuộc sống. Điều trị theo Đông Tây y kết hợp: Đây là phương pháp sử dụng tối ưu giữa phương pháp chữa bênh hiện đại và y học cổ truyền. Vừa kết hợp chữa tại bệnh viện, vừa uống thuốc lá cây, uống nước nấu từ nấm linh xanh, củ tam thất cùng các bài thuốc khác…5. Chữa trị ung thư phổi ở đâu tốt nhất?
Để việc thăm khám và điều trị bệnh được tốt nhất, người bệnh cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa trên địa bàn sao cho thuận tiện nhất.
Xem thêm: 10 “ Mẹo Chữa Sốt Cho Bé - 10 “Mẹo” Hạ Sốt Cho Trẻ Cực “Nhạy” Lại An Toàn

Điều trị ung thư phổi ở đâu tốt nhất?
Khi nghi ngờ mình đã mắc ung thư phổi và muốn điều trị bệnh được tốt nhất thì bệnh nhân nên đến các cơ sở như bệnh viện K, bệnh viện ung bướu Trung ương, bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec, bệnh viện ung bướu TP. Hồ Chí Minh, bệnh viện chợ rẫy TP. Hồ Chí Minh….
6. Điều trị ung thư phổi có đắt không?
Ung thư phổi vốn là căn bệnh ác tính và rất khó chữa. Vì vậy mà chi phí chữa bệnh cũng khác nhau với mỗi bệnh nhân. Theo chia sẻ từ một số bệnh nhân ung thư, chi phí khám chữa bệnh khá tốn kém. Trung bình cho lần khám đầu tiên, người bệnh sẽ chi trả từ 5 - 20 triệu đồng, nhiều người con số về chi phí còn cao hơn.
Đa phần bệnh nhân phát hiện căn bệnh này của mình đều đã ở giai đoạn muộn nên chi phí điều trị tăng cao. Chi phí thuốc chữa bệnh thông thường chiếm khoảng 15% trong tổng chi phí khám chữa bênh BHYT. Ngoài chi phí thuốc men, người bệnh sẽ còn phải đối mặt với những chi phí khám bệnh và sinh hoạt, các loại thuốc hỗ trợ…
7. Ung thư phổi có đau không?
Ung thư phổi là căn bệnh âm thầm và phát triển tiềm tàng. Vào giai đoạn đầu ít gây cảm giác đau và người bệnh sẽ có một số những biểu hiện như đau ngực dai dẳng, đâu dọc bả vai hai bên. Bệnh chuyển biến sang giai đoạn muộn hơn, người bệnh sẽ đau nhiều, ho ra máu, người xanh xao mệt mỏi…
Bên cạnh việc chịu đau đớn của các triệu chứng ung thư phổi, trong suốt quá trình điều trị, bệnh nhân còn phải đối mặt với các cơn đau đớn của các ca phẫu thuật, hóa – xạ trị đều để lại các tác dụng không mong muốn hoặc rủi ro nhất định cho người bệnh.
8. Có nên điều trị ung thư phổi bằng đông y?
Đông y vẫn có thể áp dụng trong điều trị ung thư, tuy nhiên cần đúng lúc, đúng liều lượng và cần tham khảo ý kiến của bác sỹ.

Điều trị ung thư phổi bằng Đông Y hỗ trợ phục hồi, nâng đỡ cơ thể người bệnh
Các bài thuốc Đông y có thể hỗ trợ rất tốt cho bệnh nhân trong giai đoạn hồi phục sau điều trị hoặc nâng đỡ cơ thể ở giai đoạn muộn của bệnh, và thường được áp dụng khi thể lực của bệnh nhân không cho phép áp dụng các phương pháp y học hiện đại.
9. Ung thư phổi có nên mổ không?
Trong việc điều trị ung thư phổi, biện pháp phẫu thuật là một biện pháp truyền thống, cho đến nay được sử dùng với khoảng 20% các bệnh nhân ung thư.
Phẫu thuật thường được chỉ định trong giai đoạn I và II cho bệnh nhân ung thư phổi. Việc phẫu thuật giúp loại bỏ mô ung thư, làm tăng thời gian sống thêm cho bệnh nhân. Phẫu thuật có thể kết hợp với hóa trị và xạ trị nhằm làm tăng hiệu quả diệt tế bào ung thư.
Xem thêm: Triệu Chứng Bệnh Tâm Thần Hoang Tưởng, Nguyên Nhân Gây Bệnh Hoang Tưởng Lo Lắng
Mặc dù cũng đối mặt với một số những rủi ro trong phẫu thuật, nhưng biện pháp này vẫn là phương pháp điều trị hiệu quả với bệnh nhân ung thư.