Tác Nhân Gây Bệnh Sốt Xuất Huyết

 - 

Bạn đã hiểu gì về bệnh sốt xuất huyết và tác nhân gây bệnh sốt xuất huyết? Bạn có biết muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết có tên là gì? Hãy cùng Omi tìm hiểu về vấn đề này nhé!

1. Tìm hiểu tác nhân gây bệnh sốt xuất huyết

Tác nhân gây ra bệnh sốt xuất huyết là gì? Sốt xuất huyết là bệnh có thể lây lan từ người bệnh sang người thường do virus dengue gây ra thông qua muỗi đốt. virus gây bệnh sốt xuất huyết có 4 chủng kháng nguyên gồm: virus DEN-1, Virus DEN-2, Virus DEN-3 và Virus DEN-4.

Bạn đang xem: Tác nhân gây bệnh sốt xuất huyết

Vậy, muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết có tên là gì? Đó chính là muỗi Aedes aegypti. Đây là tác nhân gây bệnh sốt xuất huyết chính. Muỗi Aedes aegypti là muỗi vằn, thường sống ở nơi có ánh sáng yếu hoặc khu vực tối trong nhà. Đặc biệt, các khu vực mặt dưới của rèm cửa phòng ngủ, nhà vệ sinh, phòng tắm, nhà bếp, tủ, hộc bàn, quần áo treo hay đồ gỗ. Tác nhân gây ra bệnh sốt xuất huyết này có khả năng sống lâu để nhiễm virus từ cơ thể người bệnh và ủ bệnh rồi truyền sang cho người khác.

Theo đó, Virus Dengue có thời gian ủ bệnh vài ngày trước khi có các biểu hiện bên ngoài. Nguy cơ lây nhiễm bệnh sốt xuất huyết sẽ cao hơn nếu con người sống ở nơi đang có mầm bệnh hoặc sống gần khu vực có nguy cơ lây nhiễm do muỗi đốt. Thường là muỗi Aedes sẽ hoạt động và đốt vào ban ngày.

Qua một số nghiên cứu, trên thế giới mỗi năm ghi nhận số ca nhiễm sốt xuất huyết lên đến hàng trăm nghìn ca. Tùy vào thời tiết và khí hậu của khu vực quốc gia lãnh thổ mà tỷ lệ sốt xuất huyết cũng chênh lệch. Phổ biến ở các vùng như khu vực Đông Nam Á, Châu Mỹ Latin, Nam Á và các đảo phía Tây Thái Bình Dương… Và Việt Nam cũng là khu vực thuận lợi để dịch bệnh sốt xuất huyết phát triển.


*
Muỗi vằn Aedes là tác nhân gây bệnh sốt xuất huyết (Ảnh Internet)

2. Những dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết

Bệnh sốt xuất huyết thường có những triệu chứng nặng hoặc nhẹ tùy vào từng người. Kể từ khi tác nhân gây bệnh sốt xuất huyết Dengue do muỗi Aedes đốt thì cứ 4 người nhiễm virus Dengue thì sẽ có một người bị bệnh. Nếu bệnh nặng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thậm chí là tính mạng của người bệnh nên cần được theo dõi và điều trị kịp thời.

Một số dấu hiệu sốt xuất huyết điển hình ở người bệnh:

- Cơ thể bị sốt cao đột ngột liên tục từ 2 - 7 ngày, ớn lạnh, phát ban ở dưới da, chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam, đau đầu, buồn nôn, chán ăn và đau cơ, xương khớp, nhức hố mắt.

- Nếu xét nghiệm sốt xuất huyết Dengue sẽ thấy lượng tiểu cầu bình thường hoặc giảm, bạch cầu giảm, hematocrit bình thường.

Xem thêm: Top 20 Cách Trị Gián Hiệu Quả Nhất, 11 Cách Đuổi Sạch Gián Cực Kì Hiệu Quả

Tác nhân gây ra bệnh sốt xuất huyết là muỗi nào các bạn đã biết rồi. Vì thế cần phải chú ý hơn nhất là thời điểm dịch bệnh bùng phát gây hoang mang cho mọi người. Trong đó, trẻ em là đối tượng cần lưu tâm đặc biệt và phòng bệnh cao nhất.


*
Dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết (Ảnh Internet)

3. Cách phòng chống bệnh sốt xuất huyết

Phòng bệnh sốt xuất huyết là biện pháp tốt nhất để ngăn chặn mắc sốt xuất huyết ở người. Cách làm rất đơn giản, các gia đình chú ý vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, nhà cửa, sân vườn luôn được lau chùi phát quang gọn gàng. Rác và thức ăn thừa nên gói lại và để vào đúng nơi quy định. Tiêu diệt muỗi và lăng quăng để ngăn chặn sự sinh sản của chúng với biện pháp dùng bình xịt, đốt nhang muỗi, bôi kem chống muỗi và mắc màn khi ngủ, các xô chứa nước, thùng nước… cần được đậy kín.

Bên cạnh đó, cần nâng cao sức đề kháng của bản thân, ăn chín uống sôi với chế độ dinh dưỡng hợp lý và theo dõi sức khỏe thường xuyên để đảm bảo sức khỏe tốt nhất.

Có thể thấy nhận biết được mức độ nguy hiểm của tác nhân gây bệnh sốt xuất huyết và cách phòng chống sớm chính là cách tốt nhất để không mắc bệnh và không làm lây lan ra cộng đồng.


*
Thời điểm dịch bệnh cần lưu ý phòng bệnh cho trẻ (Ảnh Internet)

4. Những lưu ý khi bị mắc sốt xuất huyết

Để đảm bảo an toàn cho người bệnh, ngay khi chẩn đoán được bệnh sốt xuất huyết cần:

- Không tự ý sử dụng thuốc hạ sốt

-Nên mặc đồ thoải mái, mát mẻ để thoát mồ hôi

- Tránh uống nước có ga, bia rượu và không sử dụng chất kích thích

- Tuyệt đối không tắm nước lạnh, có thể tắm nước ấm nhưng không quá lâu hoặc lau người

- Hạn chế ra gió để không bị trúng gió

- Không sử dụng các thực phẩm có màu đậm như thanh long, đào, gấc… có thể nhầm lẫn với phân do xuất huyết nội tạng

Qua bài viết trên đây bạn đã phần nào biết về tác nhân gây bệnh sốt xuất huyết là gì? Muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết có tên gì? Và cách phòng chống bệnh rồi nhé. Hy vọng đây sẽ là những thông tin cần thiết giúp bạn và gia đình chăm sóc sức khỏe tốt nhất.

Xem thêm: Từ Điển Anh Việt " Larger Than Life Là Gì ? Larger Than Life Nghĩa Là Gì


*Lưu ý: Mọi thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chuẩn đoán và điều trị.