Nứt kẽ hậu môn và cách điều trị
Nứt kẽ hậu môn là một vết rách nhỏ ở ống hậu môn, gây đau và chảy máu khi đại tiện. Nứt kẽ hậu môn cũng là một bệnh lý thường gặp của vùng hậu môn-trực tràng, bệnh không nguy hiểm nhưng gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống, đôi lúc gây đau đến mức người bệnh không dám đi đại tiện. Nứt kẽ hậu môn thường xảy ra ở tuổi trung niên, nhưng cũng là nguyên nhân chảy máu hậu môn hay gặp ở tuổi thiếu niên và trẻ em. Đa số các trường hợp bệnh sẽ khỏi trong vòng vài tuần với việc cải thiện tình trạng táo bón, nhưng một số ít nứt hậu môn sẽ thành mãn tính và cần phải điều trị bằng phẫu thuật.
Bạn đang xem: Nứt kẽ hậu môn và cách điều trị

Triệu chứng của nứt kẽ hậu môn là gì?
- Đau rát khi đại tiện, đôi khi có thể đau dữ dội
- Đau sau khi đại tiện có thể kéo dài tới vài giờ
- Đại tiện ra máu đỏ tươi dính phân hoặc giấy vệ sinh
- Vết nứt có thể nhìn thấy ở vùng da xung quanh hậu môn
- Có một khối u nhỏ hoặc da thừa gần vết nứt hậu môn\
Các nguyên nhân có thể gây nứt kẽ hậu môn là gì?
- Các nguyên nhân phổ biến như: đại tiện phân cứng hoặc kích thước phân lớn, táo bón, tiêu chảy mạn tính, giao hợp qua đường hậu môn, sinh con…
- Các nguyên nhân ít gặp hơn như: bệnh Crohn hoặc các bệnh lý viêm ruột khác, ung thư hậu môn, HIV, lao, giang mai…Biến chứng có thể xảy ra là gì?
- Tổn thương tại vị trí nứt hậu môn không lành: vết nứt trong vòng 8 tuần không lành được xem là mãn tính và cần các phương pháp điều trị thích hợp
- Tái phát: Khi có vết nứt hậu môn tại một vị trí, bạn có thể bị thêm ở các vị trí khác
- Vết nứt lan rộng ra vùng cơ xung quanh: vết nứt có thể lan rộng đến vùng cơ thắt trong hậu môn, làm tổn thương khó lành hơn. Nhiều trường hợp cần sự hỗ trợ của thuốc, thậm chí cần phải phẫu thuật.
Dự phòng nứt hậu môn như thế nào?
- Bạn có thể dự phòng nứt hậu môn bằng cách ngăn ngừa táo bón hoặc tiêu chảy. Ăn nhiều chất xơ trong chế độ dinh dưỡng, uống nhiều nước và tạo thói quen tập luyện thể dục thể thao thường xuyên là những cách có thể dễ dàng thực hiện để dự phòng bệnh lý nứt hậu môn.
Cần làm gì để chẩn đoán nứt hậu môn?
- Để chẩn đoán nứt hậu môn, bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng cũng như tiền sử của bạn, sau đó sẽ kiểm tra vùng hậu môn, thường thì vết nứt có thể nhìn thấy được. Thăm khám lâm sàng là công đoạn quan trọng nhất để chẩn đoán bệnh lý này.
- Vị trí vết nứt có thể phần nào cho biết được nguyên nhân của nó. Chẳng hạn, vết nứt ở một bên thay vì ở phía trước hoặc phía sau hậu môn, có thể là dấu hiệu của một chứng rối loạn khác, như bệnh Crohn. Bác sĩ có thể đề nghị làm thêm nội soi trực tràng hoặc đại tràng bằng ống nội soi mềm, tùy vào từng trường hợp cụ thể để có chẩn đoán và có hướng xử trí tốt nhất.
Điều trị như thế nào?
*Điều trị không phẫu thuật
- Nitroglycerin bôi bên ngoài, giúp tăng lưu lượng máu đến vết nứt, thúc đẩy quá trình lành vết thương và giãn cơ thắt hậu môn. Nitroglycerin là lựa chọn điều trị khi các biện pháp điều trị bảo tồn khác không thành công
- Các loại kem bôi gây tê tại chỗ như Xylocaine có thể giúp giảm đau
- Tiêm Botillium Toxin A làm giảm trương lực cơ vòng hậu môn, giảm co thắt.
Xem thêm: Reboot To Bootloader Là Gì, Cách Hoạt Động Bootloader Trên Điện Thoại
- Thuốc điều trị tăng huyết áp như Nifedipin hoặc diltiazem có thể giúp giãn cơ thắt hậu môn. Thuốc này được sử dụng khi Nitroglycerin không hiệu quả hoặc gây tác dụng phụ đáng kể.
*Điều trị phẫu thuật
- Nếu bạn bị nứt hậu môn mãn tính hoặc không đáp ứng với các phương pháp điều trị nội khoa, hoặc triệu chứng ở mức độ nặng, bác sĩ sẽ đề nghị phẫu thuật. Bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật cắt một phần nhỏ của cơ thắt hậu môn để giảm co thắt và giảm đau, đồng thời thúc đẩy quá trình lành vết thương.
- Các nghiên cứu cho thấy rằng, đối với nứt mạn tính, phẫu thuật là phương pháp điều trị hiệu quả nhất. Tuy nhiên, phẫu thuật có một nguy cơ nhỏ gây đại tiện không tự chủ.
Thạc sĩ Bác sĩ Trần Nguyên Phú đã có kinh nghiệm hơn 15 năm trong lĩnh vực hậu môn trực tràng và hiện đang phụ trách phòng khám Ngoại tổng hợp - Hậu môn trực tràng - Bệnh viện 199.
Xem thêm: Chức Năng Của Switch Là Gì, Các Chức Năng Chính Của Thiết Bị Switch
Với sự đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất kịp thời, tinh thần chủ động cập nhật kỹ thuật, nâng cao kiến thức chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, Bệnh viện 199 tự hào sẽ đồng hành và mang đến cho bệnh nhân những phương pháp điều trị tân tiến, an toàn, mang lại hiệu quả cao nhất.
Bài viết được tham khảo chuyên môn của Bác sĩ TRẦN NGUYÊN PHÚ – PHÒNG KHÁM NGOẠI TỔNG QUÁT VÀ ĐƠN VỊ HẬU MÔN TRỰC TRÀNG – BỆNH VIỆN 199