DA MẶT TÁI XANH LÀ BỆNH GÌ
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi BSCK I Nguyễn Hồng Phúc - Khoa Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế suckhoedoisong.edu.vn Phú Quốc.
Bạn đang xem: Da mặt tái xanh là bệnh gì
Tình trạng làn da chuyển sang màu xanh tím, tái nhợt có thể không phải là một tình huống khẩn cấp cần đến cấp cứu y tế, nhưng đây có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nghiêm trọng.
Da xanh tím là hiện tượng một vùng da và niêm mạc trên cơ thể xuất hiện một màu xanh hoặc ánh tím nhẹ bất thường trên da và niêm mạc. Tình trạng này xuất hiện do nồng độ oxy trong tế bào hồng cầu thấp hoặc có thể là do người bệnh mắc phải rối loạn thu nạp oxy.
Máu giàu oxy là máu có màu đỏ tươi, khi nồng độ oxy thấp thì máu sẽ có màu đỏ sẫm hơn, ánh sáng xanh sẽ được phản chiếu ra ngoài, làm cho làn da của người bệnh chuyển sang màu xanh tím có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
Có hai dạng da xanh tím là: Da xanh tím ngoại biên và da xanh tím trung ương.
Xem thêm: Cách Chỉnh Vị Trí Chữ Trong Aegisub Để Làm Phụ Đề Phim, Trả Lời Thắc Mắc Làm Subtitle Với Aegisub
Tình trạng xanh tím ngoại biên thường ảnh hưởng đến bàn tay hoặc bàn chân, nhất là ở các đầu ngón tay, móng tay và lòng bàn chân, đôi khi chỉ bị xanh tím ở một bên hoặc có thể bị cả hai bên.
Xanh tím trung ương thường ảnh hưởng đến các cơ quan ở trung tâm cơ thể biểu hiện bệnh thường xuất hiện ở môi hoặc lưỡi.
Cần phân biệt da xanh tím bệnh lý với tình trạng da tiếp xúc với nhiệt độ lạnh, gây hẹp mạch máu và khiến làn da tạm thời tái nhợt đi. Khi làm ấm hoặc massage, vùng da bị lạnh sẽ hồi phục lưu lượng máu và trở lại màu sắc bình thường của da.
Tuy nhiên, nếu việc làm ấm hoặc massage không cho tác dụng thì nhiều khả năng đó là hội chứng xanh tím da. Khi đó, việc khôi phục nồng độ oxy mô trong cơ thể là rất quan trọng, cần thực hiện càng sớm càng tốt để ngăn ngừa biến chứng.
Xem thêm:
Nguyên nhân da xanh tím thường gặp là:
Suy động mạch, làm chậm lưu lượng máu đi qua động mạchPhù mạch bạch huyếtMethemoglobin: do tiếp xúc với oxit nitric dạng hít hoặc thuốc mê và thuốc kháng sinh nhất định hoặc thường xuyên ăn các loại thực phẩm có hàm lượng nitrat cao như rau chân vịt, củ cải đường...
Môi hoặc da chuyển sang màu xanh tím bất thường có thể là dấu hiệu báo động đe dọa tính mạng, cần phải cấp cứu nếu bệnh nhân có kèm theo các triệu chứng như sau đây:
Bệnh nhân thở dốcPhát sốt, đau đầuBệnh nhân khó thở hoặc hơi thở nôngCảm thấy tức ngựcNgười bệnh đổ mồ hôi đầm đìa khắp người.Màu sắc da xanh xao, tái nhợt, đặc biệt dễ nhận thấy là ở cánh tay, cẳng chân, bàn tay, các ngón tay hoặc các đầu ngón chân.Chóng mặt, co giật hoặc ngất xỉu, mất ý thứcÓi mửa