Cách trị ho có đờm ở trẻ sơ sinh
Nếu chẳng may bé nhà bạn bị khò khè hoặc bị ho có đờm thì phải làm sao để chữa trị cũng như phòng ngừa? Đừng lo lắng, hay tham khảo ngày viết này cùng suckhoedoisong.edu.vn để biết thêm nhiều cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị ho có đờm hiệu quả tại nhà nhé.
Bạn đang xem: Cách trị ho có đờm ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh bị ho có đờm là biểu hiện của bệnh gì?
Trẻ sơ sinh bị ho có đờm là một trong những dấu hiệu thường gặp ở trẻ nhỏ khi thời tiết thay đổi, hoặc vào thời điểm giao mùa,... Tuy nhiên, dù bệnh không quá nghiêm trọng nhưng bố mẹ cũng cần phải hết sức quan tâm đến bé. Có thể việc trẻ sơ sinh ho có đờm là biểu hiện của những bệnh cơ bản sau:
Viêm phế quản: Dấu hiệu nhận biết bệnh lý này đó là bé thường thở nhanh hoặc khó thở. Ho và thở khò khè, ho có đờm nhiều. Hen phế quản: Nếu bé nhà bạn bị hen phế quản, bạn có thể nhận biết qua việc bé ho dai dẳng, ho kéo dài đặt biệt ho nhiều về đêm. Kèm theo ho là những tiếng thở rít khó khăn.
Trẻ sơ sinh bị ho có đờm là một trong những dấu hiệu thường gặp ở trẻ (Nguồn sưu tầm)
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị ho có đờm
Có khá nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị ho có đờm phổ biến như sau:
Khi thời tiết thay đổi, giao mùa, nhất là khi trời trở lạnh dễ làm tổn thương đến phổi và phế quản. Đặc biệt, khi hai bộ phận này bị tổn thương rất nhiễm virus - vi khuẩn từ môi trường. Dẫn đến, cổ họng rát, kho khan và thậm chí sẽ có xuất hiện đờm trắng. Có thể bé đang mắc các bệnh về đường hô hấp: Đường hô hấp bị ảnh hưởng, chức năng hoạt động yếu kém có thể khiến cho virus, vi khuẩn có hại dễ xâm nhập vào cơ thể, khiến bé bị ho. Do ăn uống: Có thể là do bạn đã cho ăn nhiều đồ lạnh, đồ uống lạnh,... dẫn đến cổ họng bị viêm, sưng nên dễ bị ho và ho có đờm.
Các biện pháp chữa ho có đờm cho trẻ tự nhiên, không dùng thuốc
Sử dụng máy tạo ẩm không khí
Một trong những biện pháp cải thiện vấn đề trẻ sơ sinh bị ho có đờm mà bạn có thể áp dụng đó là dùng máy tạo ẩm không khí. Máy tạo ẩm không khí sẽ giúp tăng lượng ẩm trong không khí, nên khi trẻ hít vào sẽ dễ thở hơn.
Thiết bị được nhiều chuyên gia khuyên dùng vì đây là sản phẩm chữa ho hiệu quả và an toàn sức khỏe. Bạn có thể sử dụng thiết bị này vào ban ngày khi trẻ còn thức hoặc trong phòng ngủ của bé vào ban đêm.
Mật ong
Mật ong là một trong những nguyên liệu từ thiên nhiên vô cùng lành tính và có nhiều công dụng đối với sức khỏe. Ngoài ra, mật ong còn được dùng để chữa ho cho trẻ sơ sinh. Để giúp bé bớt ho có đờm, bạn có thể dùng mật ong pha với nước ấm và chanh rồi cho bé uống.
Xem thêm: Chữa Ung Thư Bằng Lá Đu Đủ Đực Chữa Bệnh Ung Thư Phổi? Chữa Ung Thư Bằng Lá Đu Đủ
Xem thêm: Đau Gót Chân Là Bệnh Gì ? Nguyên Nhân, Uống Thuốc Gì Khỏi Đau Gót Chân Có Thể Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì
Bổ sung nước
Cho bé uống nhiều nước cũng là cách chữa trẻ sơ sinh bị ho có đờm được nhiều người áp dụng. Khi bé nhà bạn bị ho có đờm thì việc bổ sung đủ nước cho cơ thể rất quan trọng. Bởi vì chất lỏng sẽ đóng vai trò giữ ẩm cho đường hô hấp, làm loãng đờm, đồng thời giúp cơ thể chống lại bệnh tật hiệu quả. Nhưng đối với những bé dưới 6 tháng tuổi thì không nên cho bé uống nước vì có thể khiến bé gặp phải tình trạng hạ natri máu.
Nhỏ mũi bằng nước muối
Khi trẻ sơ sinh bị ho có đờm bạn cũng có thể sử dụng nước muối sinh lý để nhỏ cho mũi cho bé. Nước muối sinh lý tốt cho sức khỏe mỗi khi trẻ cảm lạnh, giúp là thông mũi, loãng đờm, làm mềm chất nhầy hiệu quả. Do đó, nước muối sinh lý được xem là một trong những sản phẩm có thể giúp bé trị ho có đờm rất tốt.
Kê cao đầu cho trẻ
Khi bé sơ sinh bị ho có đờm, khi bé ngủ bạn có thể dùng gối hoặc khăn để kê cao đầu cho bé. Cách làm này sẽ giúp ngăn ngừa nước mũi chảy và sẽ giúp cho đờm không bị tích tụ sau cổ họng, dễ xuất đờm ra ngoài hơn so với nằm thẳng.
Vỗ lưng giúp trẻ long đờm
Vỗ lưng khi trẻ sơ sinh bị ho có đờm cũng là cách làm hiệu quả được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, bạn cần phải biết cách vỗ, nếu không sẽ ảnh hưởng đến bé. Nếu chưa biết, bạn có thể tham khảo cách vỗ lưng long đờm như sau:
Khép chặt 5 ngón tay sát vào nhau, sau đó khum và gập bàn tay lại. Vỗ nhẹ vào lưng bé tại vị trí phổi theo hướng từ trái sang phải, thực hiện từ từ, nhẹ nhàng mỗi bên khoảng từ 3 - 5 phút. Lưu ý không vỗ vào vùng xương sống và dạ dày của con. Mẹ nên tránh thực hiện vỗ long đờm khi trẻ đang ăn.Phòng ngừa trẻ sơ sinh bị ho có đờm như thế nào?
Để phòng tránh tình trạng trẻ sơ sinh bị ho có đờm, ảnh hưởng đến sức khỏe của con, bạn cần phải lưu ý những điều sau đây:
Dùng khăn sạch vệ sinh cho bé thường xuyên.Luôn giữ ấm cho bé, đặc biệt là ở vùng ngực và cổ khi thời tiết thay đổi hoặc trở lạnh. Thường xuyên vệ sinh phòng ngủ và không gian xung quanh bé sạch sẽ, để tránh vi khuẩn có hại xâm nhập.Không để bé tiếp xúc gần với những những người thường xuyên hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói bụi,....Cho bé ăn những món ăn dễ nuốt, chia thành nhiều bữa ăn nhỏ và không ép con ăn quá no.Có thể cho bé uống thêm các sản phẩm tăng sức đề kháng như vitamin K2, D3,…Nếu bé nhà bạn đang gặp phải tình trạng ho hoặc ho có đờm thì có thể áp dụng cách phương pháp hỗ trợ chữa trị như trên. Tuy nhiên, những cách làm trên chỉ mang tính chất tham khảo thực hiện cần thiết tại nhà. Để đảm bảo an toàn cho bé, khi trẻ sơ sinh bị ho có đờm bạn có thể đưa bé đi khám để được bác sĩ thăm khám và tư vấn rõ hơn nhé. Mẹ đừng quên ghé qua Góc chuyên gia của suckhoedoisong.edu.vn để tìm hiểu thêm các thông tin hữu ích nhé!