CÁCH PHÒNG BỆNH CHO CHÓ
Parvo là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mà nếu không cẩn thận, có thể khiến chú chó nhà bạn tử vong. Chính vì vậy cách phòng bệnh parvo ở chó là rất quan trọng mà bất kỳ người nuôi nào cũng nên chú ý. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết để phòng tránh bệnh parvo đúng cách nhất.
Bạn đang xem: Cách phòng bệnh cho chó

1. Tiêm vacxin để phòng bệnh parvo
Để phòng tránh chó không bị nhiễm bệnh parvo, tốt nhất bạn vẫn nên tiêm phòng vacxin đầy đủ cho bé theo đúng định kỳ. Tuy nhiên tùy theo độ tuổi, thể trạng của chó mà lịch tiêm phòng sẽ khác nhau.

Bạn có thể đưa cún tới thú y để họ tiêm hoặc tiêm cho cún ngay tại nhà. Cần kiểm tra thân nhiệt cho chó trước khi tiêm. Chó khỏe mạnh mới tiếp tục tiến hành quy trình tiêm phòng, vì bản chất tiêm vaccine là đưa bệnh vào cơ thể thú cưng.
1.1. Tiêm vacxin định kỳ theo từng độ tuổi
Đối với chó con
Tiêm phòng khi chó con từ 6-10 tuần tuổi: Chó con là đối tượng dễ nhiễm căn bệnh parvo với tỉ lệ tử vong cao nhất, đặc biệt khi bé đã bắt đầu tập ăn sẽ khiến cơ thể dễ nhiễm bệnh hơn.Tùy vào loại vaccine và giống chó mà lịch tiêm phòng có thể sẽ khác nhau. Bạn có thể tiêm 2 mũi đầu cách nhau 3-4 tuần để đảm bảo hoạt động của hệ miễn dịch.Đối với chó con mới nhận nuôi
Nên mua chó từ 2,5 tháng tuổi trở lên, có sổ khám chữa bệnh và đã được tiêm vacxin. Nếu đã tiêm 2 mũi bạn vẫn có thể tiêm thêm mũi thứ 3.Trường hợp thông tin chưa rõ ràng, tốt nhất bạn vẫn nên tiêm phòng lại theo liệu trình cho chó sơ sinh.Đối với chó trưởng thành đã tiêm phòng
Tiêm nhắc lại định kỳ 1 năm 1 lần: Mặc dù đã tiêm phòng nhưng nếu chó chưa từng nhiễm bệnh parvo thì nguy cơ nhiễm vẫn sẽ có.Khi chó được khoảng 7-8 tháng tuổi thì tiêm phòng dại cho chó và tiêm nhắc lại định kỳ 1 năm 1 lần.Xem thêm:
1.2. Lưu ý khi tiêm phòng vacxin ngừa parvo cho chó
Không tiêm khi chó ốm, sốt, và xuất hiện các triệu chứng bất thường trên cơ thể.Tốt nhất không nên tự tiêm nếu không có kinh nghiệm và kỹ thuật. Bạn sẽ gặp nhiều rủi ro khi tiêm tại nhà như sốc phản vệ, chó sốt cao…Liên hệ với bác sĩ thú y khi chó có biểu hiện bất thường sau tiêmKhông tắm sau tiêm phòng.2. Phòng bệnh trong cuộc sống hằng ngày của chóBên cạnh việc tiêm vaccine cho chó, bạn cũng cần chú ý những điểm sau để phòng bệnh cho bé:
Cung cấp cho cún cưng một chế độ dinh dưỡng tốt: Không để chó ăn quá nhiều chất béo xấu, đồ chiên rán. Bổ sung chất xơ, tăng cường protein trong mỗi bữa ănLuôn chú ý vệ sinh sạch sẽ khay đồ ăn, thức uống của chó: Việc vệ sinh sạch sẽ khu vực sinh sống của chó cũng góp phần tiêu diệt các mầm bệnh xung quanh chúng, giúp cho chó được khỏe mạnh và giảm nguy cơ mắc bệnh parvoLàm sạch và sát trùng thường xuyên môi trường, chuồng trại, dụng cụ chăm sóc và các phương tiện vận chuyển chó
Xem thêm: Bệnh Xuất Huyết Dạ Dày (Bao Tử): Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Phòng Ngừa
Lưu ý rằng Parvo là bệnh do virus gây ra và không thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào của căn bệnh tốt nhất bạn vẫn nên đưa thú cưng ra bệnh viện thú ý ngay lập tức
Bài viết trên đã cung cấp những thông tin về cách phòng bệnh parvo ở chó. Hãy đến ngay Life Pet để các bác sĩ thú ý thăm khám và có biện pháp kịp thời cho thú cưng của bạn nhé.