CÁCH CHỮA BỆNH LIỆT DÂY THẦN KINH SỐ 7

 - 

Nội dung chính

Cách điều trị bệnh liệt dây thần kinh số 7Địa chỉ chữa liệt dây thần kinh số 7 đáng tin cậy nhất hiện nay

Liệt dây thần kinh số 7 (VII) gồm Liệt dây thần kinh số 7 trung ương và Liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên, biểu hiện dễ nhận thấy của bệnh là liệt mặt và méo miệng. Bệnh làm giảm khả năng giao tiếp và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Tham khảo ngay bài viết để có cái nhìn đúng về bệnh và biết cách chữa sớm phục hồi.

Liệt dây thần kinh số 7 là gì?

Dây thần kinh số 7 (trung ương, ngoại biên) là một dây thần kinh hỗn hợp, có các chức năng chính liên quan đến vị giác, cảm giác và vận động (các cơ bám da mặt và cổ). 

*
*
*
*
Sử dụng thuốc Tây trị Liệt dây thần kinh số 7

Dưới đây là một số loại thuốc phổ biến được sử dụng hiện nay:

Thuốc chống viêm: Thuốc Acetyl salicylic (aspirin), thuốc betamethason và thuốc dexamethason…Thuốc tăng dẫn truyền thần kinh: thuốc galatamin, thuốc Galatamin…Thuốc có tác dụng giãn mạch: thuốc vinpocetine…

Trường hợp bệnh nhân bị liệt dây thần kinh số 7 kèm chứng đau vùng sau tai, rối loạn cảm giác vùng mặt… hoặc nhiễm virus thì nên sử dụng thêm sẽ được chỉ định sử dụng thêm thuốc chống virus.

Phẫu thuật để trị chứng đau dây thần kinh số 7

Đối với bệnh nhân điều trị bằng thuốc không hiệu quả hoặc đã bị biến chứng ở mức độ nặng, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng phẫu thuật. 

Cụ thể hơn, có thể nối viễn đoạn dây thần kinh số 7 bên thương tổn bằng một số phương pháp:

Nối ghép vào dây thần kinh 11: tách đôi dây thần kinh 11, bỏ đi một nửa, rồi tiến hành nối ghép với phần đầu ngoại vi của dây 7 bị liệt. Hoặc phẫu thuật nối ghép dây 9 với dây 7 bằng cách làm tương tự.Nối ghép phần đầu ngoại vi của dây 7 bị liệt với đầu trung tâm của phần dây 7 ở bên lành. 

Quá trình thực hiện phẫu thuật có thể gây ra những sai sót, tai nạn và cần nhiều thời gian phục hồi nên cách này chỉ phù hợp với bệnh nhân bị liệt dây thần kinh 7 ở giai đoạn nặng.