BỆNH THOÁI HÓA CỘT SỐNG THẮT LƯNG
Thoái hóa cột sống là bệnh lý xương khớp mạn tính ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Việc điều trị bệnh từ sớm đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp chi tiết nhất đến bạn đọc về bệnh lý này.
Bạn đang xem: Bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng
Thoái hóa cột sống là gì?
Cột sống đóng vai trò quan trọng trong khung xương của con người. Đây là bộ phận chịu nhiều áp lực từ các hoạt động thường ngày nên dễ bị tổn thương nhất. Nếu không điều điều trị kịp thời, các tổn thương cột sống sẽ gây ra thoái hóa.
Trong Y học, các tổn thương tại vùng cột sống được gọi là thoái hóa cột sống. Tổn thương này không chỉ diễn ra tại cột sống mà còn có thể diễn ra cả vùng sụn khớp, đĩa đệm, lớp xương dưới sụn và màng bao hoạt dịch.
Thoái hóa cột sống thường xảy ra ở 2 vị trí được xếp vào 2 dạng thoái hóa là thoái hóa cột sống thắt lưng và thoái hóa cột sống cổ. Cụ thể như sau:
Thoái hóa cột sống cổ: C5, C6 và C7 là 3 đốt sống có nguy cơ mắc thoái hóa đốt sống cổ cao nhất. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thoái hóa cột sống cổ là do sự lắng đọng canxi tại hệ thống dây chằng cổ, tuổi tác hoặc tổn thương…
Thoái hóa cột sống lưng: Biểu hiện rõ ràng nhất của bệnh là các cơn đau nhức vùng lưng. Bệnh gây ra những ảnh hưởng đến quá trình vận động và di chuyển hàng ngày. Các vị trí dễ mắc thoái hóa đốt sống nhất là L4 - L5 và L5S1.

Thoát vị đĩa đệm hoặc đau dây thần kinh tọa
Rễ thần kinh bị tổn thương
Cột sống biến dạng
Tủy sống bị chèn ép
Chức năng vận động suy yếu...
Nguyên nhân thoái hóa cột sống
Việc tìm ra nguyên nhân dẫn đến thoái hóa cột sống đóng vai trò quan trọng trong việc chữa trị. Một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến thoái hóa cột sống là:
Tuổi tác
Tác động của tuổi tác đến hệ thống xương khớp là điều ai cũng phải trải qua. Trong đó, càng lớn tuổi xương và sụn khớp càng dễ bị lão hóa và bào mòn. Quá trình trao đổi chất và sản sinh tế bào mới kém đi. Tình trạng trên lâu dần sẽ dẫn đến thoái hóa cột sống.
Thường xuyên phải lao động nặng
Người thường xuyên phải mang vác đồ nặng hoặc hay phải cúi người, xoay cổ,…sẽ tạo nên áp lực cho sụn khớp và đĩa đệm. Những tác động này khiến cột sống người bệnh nhanh chóng bị thoái hóa.
Tư thế sinh hoạt sai
Ngồi quá nhiều, đứng quá lâu hoặc thường xuyên nằm nghỉ sai tư thế khiến nguy cơ bị thoái hóa cột sống tăng lên.
Chấn thương
Chấn thương đặc biệt là các chấn thương cột sống là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến thoái hóa. Đặc biệt trong trường hợp chấn thương cột sống không được điều trị dứt điểm.

Thiếu chất
Ăn uống thiếu chất đặc biệt là thiếu các chất bổ trợ cho sức khỏe của hệ thống xương khớp như canxi, vitamin hoặc magie khiến quá trình tái tạo sụn khớp mới gặp cản trở, đồng thời đẩy nhanh tốc độ bào mòn cột sống, thoái hóa cột sống.
Di truyền
Người mắc một số bệnh lý di truyền về cột sống như cong vẹo cột sống, viêm cột sống thì cấu trúc cột sống yếu hơn, dẫn đến nguy cơ thoái hóa cũng cao hơn.
Lười vận động
Quá trình tuần hoàn máu, trao đổi chất và hệ thống xương khớp của người bệnh sẽ hoạt động kém hơn, từ đó đẩy nhanh tốc độ thoái hóa cột sống.
Triệu chứng thoái hóa cột sống
Thoái hóa cột sống là bệnh lý xương khớp mãn tính có tốc độ tiến triển khá chậm. Do vậy, để nhận biết bệnh ở những giai đoạn đầu là tương đối khó khăn. Triệu chứng rõ ràng nhất của bệnh là các cơn đau nhức khởi phát từ vị trí bị thoái hóa. Cụ thể:
Đau nhức xương khớp
Người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức tại vị trí xương khớp thoái hóa. Các cơn đau có thể dữ dội hoặc chỉ âm ỉ kéo dài. Mức độ đau nhức có thể tăng lên khi bệnh nhân hoạt động. Ở giai đoạn nặng, các cơn đau nhức có thể lan rộng xuống mông hoặc các chi thậm chí là toàn thân.

Suy giảm khả năng vận động
Biến dạng cột sống hay việc thay đổi cấu trúc cột sống do bệnh gây nên khiến người bệnh khó khăn trong các hoạt động cúi, gập, uốn cong hoặc thực hiện các tư thế vặn cổ, vặn mình thông thường.
Xương khớp có tiếng kêu lục cục
Các tiếng kêu lục cục phát ra tại vùng xương khớp tổn thương khi người bệnh thực hiện di chuyển hoặc thay đổi tư thế.
Chân tay tê bì
Đa số người bệnh thoái hóa cột sống sẽ gặp phải tình trạng tê bì chân tay. Triệu chứng ảnh hưởng đến cảm giác và cử động của bệnh nhân. Tê bì chân tay thường chỉ xuất hiện vào ban đêm khi người bệnh đi ngủ.
Mất ngủ
Triệu chứng này xảy ra đa phần là do ảnh hưởng có các cơn đau nhức xương khớp, tê bì tay chân. Cũng bởi vậy mà cơ thể người bệnh dần suy yếu, ăn uống không ngon miệng.
Ngoài ra, các cơn đau thoái hóa cột sống ở các vị trí khác nhau cũng có những dấu hiệu đặc thù khác nhau. Nếu bị thoái hóa cột sống cổ, người bệnh sẽ gặp phải triệu chứng như:
Đau nhức vùng cổ, có thể lan rộng xuống bả vai hoặc cánh tayCánh tay, bả vai bại liệt hoặc mất cảm giác hoàn toànHoa mắt, chóng mặt hoặc nấc ngáp.Với người bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng, người bệnh thường có các triệu chứng là:
Đau nhức, căng cứng ở vùng lưng, kéo xuống đùi hoặc đầu gối, thậm chí là các ngón chân
Có cảm giác như kiến cắn, ngứa ran vùng cột sống thắt lưng
Hoạt động bàng quang và ruột mất kiểm soát.
Đặc biệt, để phân biệt các cơn đau lưng thông thường với thoái hóa cột sống thắt lưng, bác sĩ cho biết người bệnh có thể dựa vào thời gian và mức độ đau nhức để nhận biết. Trong đó, nếu mắc thoái hóa cột sống thắt lưng người bệnh sẽ đau vài tuần và tình trạng đau nhức gia tăng khi thực hiện vận động.
Cách chẩn đoán thoái hóa cột sống
Việc chẩn đoán thoái hóa cột sống là cần thiết với mọi người bệnh. Điều này giúp bác sĩ tìm ra được nguyên nhân, từ đó đưa ra được phác đồ điều trị bệnh chính xác và hiệu quả nhất. Thông thường, người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện một số các xét nghiệm lâm sàng và cận lâm sàng để chẩn đoán bệnh. Trong đó bao gồm:
Thực hiện chụp X-quang vị trí xương khớp bị tổn thương dựa trên kết luận lâm sàng ban đầu. Do con người thường bị thoái hóa cột sống lưng và cổ nên đây là 2 khu vực thường được chỉ định thực hiện xét nghiệm X-quang nhiều nhất.

Chụp CT cắt lớp: Đây cũng là xét nghiệm thường được bác sĩ chỉ định cho người bệnh nghi mắc thoái hóa cột sống để tìm được nguyên nhân gây ra và xác định chính xác vị trí tổn thương của bệnh.
Thoái hóa cột sống là bệnh lý mãn tính, có tính quy luật. Đến thời điểm hiện tại, các phương pháp được công bố chỉ có thể kiểm soát được triệu chứng hoặc kiểm soát bệnh ở mức 80%.
Gợi ý các phương pháp điều trị thoái hóa cột sống
Có rất nhiều phương pháp được ứng dụng để điều trị thoái hóa cột sống. Với sự phát triển của Y học, rất nhiều phương pháp chữa trị bệnh được ra đời trong đó có thể kể đến là việc sử dụng các loại thuốc Tây y, thuốc nam dân gian, Đông y bài bản, phẫu thuật… Việc lựa chọn phương pháp điều trị thoái hóa đốt sống còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh, vị trí đốt sống bị thoái hóa.
Dưới đây là một số phương pháp điều trị thoái hóa cột sống được áp dụng phổ biến và cho hiệu quả cao mà bạn có thể tham khảo:

Điều trị thoái hóa cột sống bằng các bài thuốc dân gian
Từ lâu các bài thuốc dân gian chữa thoái hóa cột sống được nhiều người áp dụng tại nhà với ưu điểm dễ thực hiện, tiết kiệm chi phí. Ngoài ra, nguyên liệu của các bài thuốc dân gian đều là thảo dược được lấy từ vườn nhà nên đảm bảo độ lành tính, an toàn, không gây tác dụng phụ.
Một số bài thuốc dân gian giảm đau lưng, mỏi cổ, tê bì chân tay do thoái hóa cột sống có thể áp dụng bao gồm:
Chữa thoái hóa cột sống bằng cây xương rồng
Chữa thoái hóa cột sống bằng cây xương rồng là bài thuốc phổ biến và được nhiều người bệnh lựa chọn, áp dụng. Phần lớn người bệnh đều nhận thấy được công dụng mà bài thuốc này mang lại.
Hiện có hàng trăm loại xương rồng khác nhau được trồng trên cả nước, tuy nhiên không phải cây xương rồng nào cũng có thể chữa thoái hóa cột sống. Theo truyền miệng và kinh nghiệm dân gian chỉ có xương rồng ba cạnh và xương rồng bẹ là có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ, điều trị các bệnh về xương khớp.

Để chữa thoái hóa cột sống bằng dân gian hay cụ thể là bằng cây xương rồng, bạn đọc cần tiến hành các bước sau:
Bước 1: Chọn cây xương rồng có lá non, bánh tẻ, cạo bỏ gai.Bước 2: Rửa sạch xương rồng và giã nát.Bước 3: Sao nóng phần bã và cho vào mảnh vải sạch.Bước 4: Chườm xương rồng vừa sao lên phần cột sống bị đau nhức.Tuy nhiên trong quá trình sơ chế cần lưu ý, không để nhựa xương rồng dây vào mắt dễ dẫn tới mù lòa và khi chườm, nhiệt độ cần vừa đủ, tránh gây bỏng da.
Chữa thoái hóa cột sống bằng lá lốt
Lá lốt ngoài là một món ăn ngon, bổ dưỡng thì đây còn là một vị thuốc tuyệt vời trong chữa bệnh thoái hóa cột sống.
Trong đông y, lá lốt được biết đến là thuốc có tính ấm, thơm, vị cay, có công dụng ôn trung tán hàn, hạ khí và chỉ thông. Vì vậy khi bị lạnh tay chân, đau nhức xương, thoái hóa đốt sống cổ, đau răng…. thì lá lốt thường được sử dụng để cải thiện tình trạng cho người bệnh.
Xem thêm: Các Cây Thuốc Nam Chữa Bệnh Đau Dạ Dày An Toàn, Tốt Hơn Uống Thuốc Tây

Cách 1: Lấy khoảng 20 – 30 lá lốt tươi, sau đó rửa sạch. Bạn tiếp tục cho lá vào ấm đun với khoảng 500ml, đun sôi trong khoảng 10 phút. Sau đó, bạn có thể uống nước lá lốt đun 2 - 3 lần mỗi ngày.
Cách 2: Với bài thuốc thứ 2 này bạn cần có 20 lá lốt tươi, 1 ít ngải cứu. Bạn tiến hành rửa sạch hai loại rau trên, cho vào ấm sạch và đun cùng với khoảng 300ml giấm. Khi nước sôi bạn cho nhỏ lửa, đun thêm khoảng 15 phút trên lửa nhỏ. Để nguội, trực tiếp dùng nước đun được xoa bóp lên vùng thoái hóa và cột sống bị đau nhức.
Với hai bài thuốc chữa thoái hóa cột sống bằng lá lốt đơn giản trên đây bạn sẽ thấy hiệu quả nhanh chóng, các cơn đau sẽ được đẩy lùi, mang tới cho bạn sự thoải mái và giảm bớt sự mệt mỏi.
Chữa thoái hóa cột sống bằng lá ngải cứu
Ngải cứu là vị thuốc đông y quen thuộc, được ứng dụng để làm nhiều bài thuốc chữa bệnh. Điển hình nhất là sử dụng ngải cứu để giúp lưu thông khí huyết, làm ấm cơ thể.
Ngải cứu là loại cây có vị đắng, cay nhẹ, tính ôn. Ngải cứu có tác dụng điều hòa khí huyết, chỉ thống, ôn kinh, lành tính đối với sức khỏe của con người. Ngải cứu còn có công dụng đặc biệt khác đó là hỗ trợ điều trị thoái hóa cột sống. Đây là một trong những cách chữa thoái hóa cột sống bằng dân gian được lưu truyền và có công dụng hiệu quả.

Bài thuốc chữa thoái hóa cột sống từ ngải cứu được thực hiện đơn giản theo những cách dưới đây:
Cách 1: Chườm lá ngải cứu vào vị trí đau nhức
Tương tự như xương rồng, sử dụng ngải cứu để chườm vào vị trí cột sống bị đau nhức giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.
Lấy một nắm lá ngải cứu đem rửa sạch rồi để ráo nước
Bắc lên chảo nóng sao đều tay khoảng 15 - 20 phút, thêm vài hạt muối hạt to để tăng hiệu quả
Bọc ngải cứu vào tấm vải mỏng sau đó chườm trực tiếp vào vị trí cột sống bị đau nhức.
Cách 2: Uống lá ngải cứu mỗi ngày để giảm đau nhức cột sống
Chuẩn bị 1 nắm lá ngải cứu rửa sạch và để ráo nước
Xay hoặc giã nát để lọc lấy nước cốt
Thêm 1 - 2 thìa mật ong để dễ uống hơn cũng như tăng hiệu quả điều trị
Sử dụng nước lá ngải cứu và mật ong vào buổi sáng và buổi tối sau khi ăn để đạt hiệu quả tốt nhất.
Chữa thoái hóa cột sống bằng thuốc Tây y
Bên cạnh sử dụng các bài thuốc dân gian, sử dụng thuốc Tây y trong điều trị thoái hóa cột sống cũng được nhiều người áp dụng. Các loại thuốc Tây thường xuất hiện trong đơn thuốc gồm:
Nhóm thuốc giảm đau: Để giảm các cơn đau nhức, co cứng cột sống lưng, cột sống cổ, người bệnh có thể được chỉ định sử dụng một số loại thuốc giảm đau như Acetaminophen giảm cơn đau cột sống cấp tính, nhóm thuốc NSAID giảm đau nhức, sưng viêm tạm thời; thuốc Opioid là thuốc giảm mạnh chỉ định cho người bệnh gặp phải những cơn đau dữ dội.Nhóm thuốc ức chế thần kinh: Một số trường hợp cụ thể, bác sĩ có thể kết hợp thuốc giảm đau và thuốc ức chế thần kinh với tác dụng đánh lừa cảm giác, người bệnh sẽ cảm thấy cơn đau được kiểm soát.Thuốc Steroid giảm đau, hỗ trợ điều trị thoái hóa cột sống: Được chỉ định sử dụng trong trường hợp người bệnh thoái hóa cột sống không đáp ứng với những loại thuốc trên. Mặc dù có tác dụng mạnh nhưng sau khi sử dụng người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ như: yếu cơ, tăng huyết áp, rối loạn kinh nguyệt,...Nhóm thuốc giãn cơ: Loại thuốc này hoạt động tương tự như một loại thuốc an thần với tác dụng hỗ trợ kiểm soát nhanh các cơn đau nhức, co cứng cột sống. Một số loại thuốc được chỉ định gồm Baclofen, Carisoprodol Cyclobenzaprine và Metropole.
LỜI KHUYÊN TỪ CHUYÊN GIA: Mặc dù các loại thuốc Tây có tác dụng giảm đau nhanh, tiện sử dụng tuy nhiên nếu lạm dụng sẽ để lại nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh. Việc sử dụng thuốc Tây chỉ là giải pháp tạm thời và cần tuân thủ tuyệt đối chỉ dẫn của bác sĩ.
Chữa thoái hóa cột sống, giảm cơn đau cấp tính bằng vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu là phương pháp điều trị thoái hóa cột sống không dùng thuốc được áp dụng để kiểm soát cơn đau cấp tính. Có nhiều phương pháp vật lý trị liệu khác nhau nhưng phổ biến nhất là:
Sóng ngắn: Tạo kích thích vừa đủ giúp tăng tuần hoàn máu trong các mô, hỗ trợ nuôi dưỡng để phục hồi cột sống bị thoái hóa, làm giảm dần các cơn đau.Kích thích điện: Phương pháp này sử dụng điện để ức chế đường dẫn truyền thần kinh não bộ từ đó giúp đánh lừa cảm giác đau nhức, co cứng cột sống.Siêu âm: Tăng lưu thông máu não, hỗ trợ thư giãn gân cốt, nuôi dưỡng các mô cơ.Laser cường độ cao: Sử dụng laser để gây tê cột sống từ đó kích thích đẩy nhanh quá trình tái tạo mô cơ, giảm đau nhức cột sống.Kéo giãn cột sống bằng máy: Kéo giãn, mở rộng lỗ liên hợp nơi cột sống từ đó giúp làm lành bao xơ, đưa đĩa đệm, cột sống về vị trí bình thường, giải phóng dây thần kinh bị chèn ép để kiểm soát tốt cơn đau nhức.
Vật lý trị liệu có tác dụng kiểm soát cơn đau cấp tính và không thể thay thế thuốc chữa bệnh. Do đó, người bị thoái hóa cột sống nên kết hợp vật lý trị liệu và phương pháp trị bệnh từ gốc, triệt để triệu chứng, ngăn tái phát.
Mổ chữa thoái hóa cột sống cổ, cột sống lưng
Mổ chữa thoái hóa cột sống lưng, cổ là kỹ thuật xâm lấn ngoại khoa với mục đích loại bỏ gai xương, phần đĩa đệm bị thoát vị đang chèn ép lên dây thần kinh gây đau nhức, co cứng cột sống. Tùy theo mức độ đau nhức và tình trạng sức khỏe của người bệnh, các bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định phương pháp mổ phù hợp. Có thể là mổ điều chỉnh cột sống hoặc thay thế toàn bộ đĩa đệm/ đốt sống bị tổn thương.
Hiện nay có nhiều kỹ thuật phẫu thuật chữa thoái hóa cột sống tuy nhiên phổ biến nhất là:
Phẫu thuật cắt bỏ gai xươngPhẫu thuật cắt bỏ lá đốt sốngPhẫu thuật cố định cột sốngPhẫu thuật cắt bỏ đĩa đệmPhẫu thuật cố định cột sốngPhẫu thuật cắt bỏ đĩa đệmPhẫu thuật để cấy miếng đệm gian mỏm gaiPhẫu thuật thay thế đĩa đệm nhân tạoPhẫu thuật thay thế đốt sống nhân tạoPhương pháp phẫu thuật chỉ được chỉ định trong trường hợp thoái hóa cột sống trở nên trầm trọng và không đáp ứng được các phương pháp điều trị bảo tồn. Người bệnh cần cân nhắc thật kỹ trước khi làm phẫu thuật bởi có thể đối mặt với một số biến chứng hậu phẫu như: sốc thuốc, viêm nhiễm sau khi mổ, hoại tử vết thương, nhiễm trùng máu, thậm chí là bệnh có thể bị tái phát sau một thời gian nếu người bệnh không có chế độ chăm sóc tốt...

Cách chữa thoái hóa cột sống hiệu quả từ Y học cổ truyền - Xu hướng trị bệnh thế kỷ 21
Theo Y học cổ truyền, nguyên nhân gây thoái hóa cột sống lưng, thoái hóa cột sống cổ là do cơ thể bị phong, hàn thấp xâm nhập và khu trú tại xương khớp, gân cơ khiến kinh mạch bế tắc, khí huyết không thông gây đau nhức, cản trở vận động.
Y học cổ truyền điều trị thoái hóa cột sống theo gốc bệnh sinh, tức cần có phép trị loại bỏ bệnh từ gốc. Đồng thời Y học cổ truyền tập trung bồi bổ cơ thể, phục hồi xương khớp giúp cột sống linh hoạt, trơn tru, duy trì hiệu quả lâu dài và an toàn cho sức khỏe người bệnh.

Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang ĐẶC TRỊ thoái hóa cột sống từ tinh hoa Y học cổ truyền Việt Nam
Theo Y học cổ truyền, thoái hóa khớp thuộc chứng Tý và chứng Tích Bối thống, xảy ra do sự xâm nhập của tà khí, can thận hư yếu, khí huyết bị bế tắc, ứ trệ, dẫn đến đau nhức gối, khó đi lại. Để chữa trị dứt điểm thoái hóa khớp, Y học cổ truyền tập trung khu phong, tán hàn, trừ thấp, bồi bổ can thận, hành khí hoạt huyết, đả thông kinh lạc, tái tạo sụn khớp, làm chậm quá trình thoái hóa.
Quốc dược Phục cốt khang là bài thuốc thảo dược đặc trị bệnh thoái hóa cột sống được nghiên cứu và hoàn thiện bởi Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc. Bài thuốc nổi bật với khả năng đặc trị các bệnh lý xương khớp chuyên sâu và hoàn chỉnh, an toàn, không tái phát được VTV2 Chất lượng cuộc sống đưa tin với những ưu điểm nổi bật về thành phần, công dụng, phác đồ điều trị hoàn chỉnh.

Quốc dược Phục cốt khang được hoàn thiện bởi đội ngũ bác sĩ YHCT đầu ngành. Bài thuốc kế thừa và phát triển từ công thức thuốc chữa đau xương của người Tày - Bắc Kạn cùng hàng chục bài thuốc bí truyền. Đồng thời, nghiên cứu, thử nghiệm khoa học bài bản giúp bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang hiệu quả và phù hợp nhất với người Việt hiện nay, với những ưu điểm vượt trội sau:
Thành phần phối chế hơn 50 vị thuốc, nhiều bí dược lần đầu được ứng dụng
Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang được phối chế từ hơn 50 vị thuốc Nam quý hiếm. Trong đó, nhiều bí dược có tên tiếng Tày lần đầu tiên được nghiên cứu và ứng dụng tại Việt Nam như: Thau pú lùa (kê huyết đằng), Cây tào đông, thau pinh, các loại tầm gửi bản địa (phác mạy liến, phác mạy nghiến, phác kháo cài…)
Ngoài ra, bài thuốc kết hợp nhiều vị thuốc kinh điển trong điều trị bệnh xương khớp của Đông y như: Hầu vĩ tóc, dây đau xương, đương quy, xuyên khung, đỗ trọng, ba kích, bồ công anh, kim ngân cành, đơn đỏ, ké đầu ngựa, hồng xanh, bạc sau, nhân trần…

Nguồn dược liệu đạt chuẩn GACP-WHO được Trung tâm Thuốc dân tộc quy hoạch và phát triển. Một số bí dược được lấy trực tiếp từ rừng tự nhiên trong dự án hợp tác phát triển dược liệu với người bản địa tại Bắc Kạn. Nhờ vậy, Quốc dược Phục cốt khang CAM KẾT tính an toàn, KHÔNG tác dụng phụ.
Công thức thuốc đột phá vừa đặc trị thoái hóa vừa phục hồi xương khớp
Hơn 50 thảo dược được phối chế bài bản với 3 nhóm thuốc vừa đặc trị thoái hóa khớp, giảm đau nhức, vừa phục hồi xương khớp, phục hồi vận động. Trong đó:
Quốc dược Phục cốt hoàn ĐẶC TRỊ thoái hóa khớp: Tăng cường chức năng thận, hoạt huyết, dưỡng huyết, bổ sung canxi, làm chậm quá trình thoái hóa xương khớp, sản sinh dịch nhầy sụn khớp, tái tạo và phục hồi xương khớp toàn diện.Quốc dược Bổ thận hoàn: Công dụng bồi bổ tạng phủ, bổ can thận, dưỡng huyết, kiện tỳ, cân bằng âm dương, nâng cao chính khí, tái tạo và phục hồi xương khớp.Quốc dược Giải độc hoàn: Là kháng sinh trong Y học cổ truyền có tác dụng giải độc, khu phong, tán hàn, trừ thấp, kháng viêm, trị đau nhức khớp, loại bỏ căn nguyên gây thoái hóa khớp từ gốc.
Ngoài sử dụng bài thuốc Quốc dược Phục Cốt khang, phác đồ điều trị thoái hóa xương khớp tại Trung tâm Thuốc dân tộc kết hợp cồn xoa bóp thảo dược giúp giảm đau, kháng viêm tại chỗ. Liệu pháp xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu được bác sĩ đầu ngành thực hiện giúp tăng hiệu quả điều trị. Trong suốt quá trình điều trị, người bệnh được bác sĩ Y học cổ truyền đồng hành cho đến khi khỏi bệnh. Chế độ dinh dưỡng và bài tập phù hợp được bác sĩ tư vấn và hướng dẫn chi tiết.
Quốc dược Phục cốt khang hiệu quả với mọi mức độ thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống
Căn cứ vào tình trạng thoái hóa xương khớp gặp phải, bác sĩ Trung tâm Thuốc dân tộc sẽ kê đơn thuốc và gia giảm các vị thuốc phù hợp. Vì vậy, bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang hiệu quả và phù hợp với mọi mức độ bệnh xương khớp gặp phải.
Trung tâm Thuốc dân tộc có phác đồ đặc biệt dành cho bệnh nhân thoái hóa khớp nặng. Phác đồ đặc biệt kết hợp các liệu pháp hoàn chỉnh, sử dụng nguồn dược liệu tự nhiên với dược tính dồi dào và cam kết hiệu quả. Lần đầu tiên tại Việt Nam, dịch vụ điều trị bệnh xương khớp tại nhà được Trung tâm Thuốc dân tộc ứng dụng dành cho bệnh nhân nặng khó đi lại.

Đã có hàng ngàn bệnh nhân cả nước thoát khỏi bệnh xương khớp sau khi sử dụng bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang. Người bệnh sẽ thấy tình trạng đau nhức đầu gối được cải thiện, khả năng vận động phục hồi qua từng giai đoạn. Trên 95% bệnh nhân đạt được hiệu quả sau 3-5 sử dụng thuốc.
Xem thêm: Bệnh Nội Tiết Là Gì - Các Bệnh Nội Tiết Thường Gặp

https://www.youtube.com/watch?v=Zv5v-RsRoJE&t=347s
Để biết thêm thông tin chi tiết về bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang và phác đồ điều trị thoái hóa khớp, quý bạn đọc và người bệnh vui lòng liên hệ với Trung tâm Thuốc dân tộc. Trung tâm có dịch vụ khám chữa bệnh bằng Y học cổ truyền uy tín với đội ngũ bác sĩ đầu ngành giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm.
Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc